Trước đây 40 năm, những người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đã sang CHDC Đức là sinh viên trong khuôn khổ đào tạo hoặc là nữ lao động hợp tác. Có những người là những người mẹ đã phải bỏ gia đình của mình ở lại. Có những người đã sinh con ở đây bất chấp những sự ngăn cản chính trị và kinh tế. Vào giai đoạn chuyển đổi chính trị, họ là những người thất nghiệp đầu tiên của thời kỳ mới. Hợp đồng của họ hết hạn nhưng họ không nên được ở lại. Từ sự thiếu lao động chuyên môn và từ những câu chuyện được tô vẽ về „lao động ở một nhà nước anh em“ đã nhanh chóng trở thành một cuộc đấu tranh về chỗ làm, nền tảng cơ sở cuộc sống và quyền-(ở lại). Thế rồi những người đã quyết định ngược lại với hồi hương phải đấu tranh vì chỗ làm của mình, vì sự độc lập tự quyết và đã nuôi dưỡng con cái của họ trưởng thành trong một nước Đức thống nhất. Bây giờ, trên sân khấu nhà hát múa rối, ba người phụ nữ gốc Việt cùng với ba con rối và những cô con gái của những người nữ hợp tác lao động nhìn lại quãng đường đời của mình và những trải nghiệm riêng tư của họ.
Với Hạnh phúc đến mức mày thấy sợ (UA), nhà hát múa rối Chemnitz và đội dự án những chuyện mới chưa khám_phá 2025 của hiệp hội ASA-FF e.V. đề cập đến câu chuyện của những nam nữ hợp tác lao động trong vùng. Cũng như đã từng sản xuất các vở nếu ái đó có hỏi tôi … và Sự trỗi dậy của vật thể, họ tiếp cận những câu chuyện của thành phố này với những mối liên quan tiểu sử và nghiên cứu tích cực và đưa những viễn cảnh tư vào trọng tâm của sự phân tích. Sẽ có tiến hành phỏng vấn, xem tài liệu và dựng lại những chặng đường đời. Trong lĩnh vực căng thẳng Việc làm – Phụ nữ – Sự di cư, sự sản xuất dưới sự đạo diễn của Miriam Tscholl chỉ tập trung vào những tiểu sử của phụ nữ và nhìn lại những biến động của những thập niên 80 và 90 từ góc độ của người nhập cư.
Sự dàn dựng được hình thành trong sự cùng sản xuất của nhà hát kịch Chemnitz với sự đồng hành của hiệp hội ASA-FF e.V. trong khuôn khổ của chương trình những chuyện mới chưa khám_phá 2025 và trong khuôn khổ của dự án kịch toàn liên bang Không chấm hết!.